Thị trường căn hộ yên ắng chờ cú hích, nhà liền thổ “tăng nhiệt”

Trong báo cáo thị trường gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, thị trường bất động sản TPHCM đã xuất hiện tình trạng “lệch pha cung – cầu”, thiếu nguồn cung dự án dẫn đến rất thiếu nguồn cung nhà ở.

Cụ thể, từ năm 2018 đến nay, thị trường bất động sản TP.HCM liên tục đã sụt giảm nguồn cung dự án dẫn đến sụt giảm nguồn cung sản phẩm nhà ở, nhất là nhà ở vừa túi tiền. Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm nay, các lĩnh vực của nền kinh tế TPHCM phục hồi và tăng trưởng mạnh sau dịch Covid-19, chỉ riêng thị trường bất động sản tăng trưởng âm (-5,82%).

Tuy nhiên, xét ở 9 tháng, thị trường bất động sản có đã có dấu hiệu dần phục hồi trở lại với nguồn cung 11.600 căn nhà, tăng 70,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng số lượng nhà ở này cũng chỉ bằng khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2017 chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở rất lớn của thị trường.

Nhận định về “mùa gặt” của thị trường bất động sản năm 2022

Gần một năm qua, thị trường bất động sản đối mặt với nhiều biến động đến từ những chính sách như siết phân lô tách thửa, bên cạnh đó là pháp lý, quy hoạch chưa hoàn thiện.

Từ đầu tháng 9, nhiều chính sách mới về tín dụng cũng đã được thông qua, tác động không nhỏ đến thị trường như việc ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động tăng, Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được ban hành thay thế Nghị định 153.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, có 2 yếu tố đã, đang và sẽ tác động đến bức tranh thị trường bất động sản năm nay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TS. Cấn Văn Lực: Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản còn thiếu nhiều quy định

Luật Kinh doanh Bất động sản và các văn bản có liên quan đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, với sự phát triển sôi động của thị trường bất động sản, dần xuất hiện những bất cập cần phải được bổ sung, điều chỉnh.

Thị trường bất động sản những năm qua liên tục tăng trưởng, đặc biệt sau hai năm phát triển nóng đã bộc lộ nhiều bất cập trong hoạt động kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng. Đồng thời, sau một thời gian áp dụng, Luật Kinh doanh Bất động sản đang bộc lộ những bất cập cần điều chỉnh, đặc biệt là việc cần thiết phải bổ sung những quy định còn thiếu nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý kinh doanh cho lĩnh vực quan trọng này.

Doanh nghiệp địa ốc phía Nam “đuối sức”

Hồi đầu năm, nhiều doanh nghiệp địa ốc phía Nam đã rất lạc quan khi nền kinh tế của cả nước trên đà phục hồi sau đại dịch và đó cũng là động lực để họ chuẩn bị những kế hoạch, dự án mới trong năm 2022. Song, niềm vui “ngắn chẳng tày gang”, doanh nghiệp địa ốc phía Nam lại tiếp tục đối diện với mối nguy mới bởi nguồn vốn tín dụng bị siết.

Giới quan sát nhìn nhận, thị trường bất động sản những tháng đầu năm sôi động bao nhiêu thì đến quý II, III lại trở nên ảm đạm bấy nhiêu và dự báo những tháng cuối năm không có nhiều tín hiệu tích cực. Tính thanh khoản và sức mua đều sụt giảm chưa từng thấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.